Viết bản nháp đầu tiên

Với nhiều người thì hoàn thành bản nháp đầu tiên thực sự khó khăn và chiếm quá nhiều thời gian. Khi viết bản nháp đầu tiên bạn phải đối mặt với sự không chắc chắn, tất cả ý tưởng của chúng ta đều diễn ra theo một cách không mong đợi. Đó là lý do khiến bạn sợ xuất bản những bài viết kém chất lượng.

Thông thường, quy trình tạo bản nháp có trình tự như sau:

  • Tìm hiểu, phân tích và tổng hợp thông tin về ý tưởng bài viết mới.
  • Lập dàn ý trước khi bắt đầu viết để biết chính xác nội dung nào cần thêm vào bài viết.

Việc tuân thủ quy trình và cấu trúc nội dung định sẵn giúp bạn viết nhanh hơn và có thể không phải chỉnh sửa nhiều. 

Bạn có thể sử dụng 1 trong 3 phương pháp lập dàn ý ở phần trước để viết ra bản nháp đầu tiên của mình. Và dưới đây là nguyên lý giúp bạn nhanh chóng tạo ra được bản nháp của mình mà vẫn giữ được sự sáng tạo nội dung:

  • Xác định ý tưởng lớn của bài viết bằng cách trả lời câu hỏi – bạn viết về vấn đề gì?
  • Viết ra các suy nghĩ của bạn từ ý tưởng lớn đó.
  • Đặt đồng hồ Pomodoro theo khe thời gian 25 phút. Sau đó phát triển từng ý tưởng bạn đã liệt kê trước đó.
  • Vượt qua tâm lý cầu toàn, nhanh chóng hoàn thành bản nháp đầu tiên.
  • Nếu bạn đang bị bế tắc về câu từ thì hãy viết bất cứ điều gì ra cho dù đó là những câu văn vô nghĩa. Bởi đây là cách thúc đẩy bộ não của bạn hoạt động sáng tạo hơn.

Chỉnh sửa bản nháp đầu tiên

Để chỉnh sửa bản nháp đầu tiên trở nên sáng bóng, bạn đừng tập trung tâm trí vào những gì sai sót trong bản nháp. Thay vào đó, hãy tìm những điểm hay, điểm tốt trong từng câu từng chữ của bạn.

Sau đó, đọc nhanh bản nháp và cố gắng:

  • Tìm xem lợi ích lớn nhất mà độc giả nhận được từ bạn là gì?
  • Xem xét nội dung hiện đang giải quyết những vấn đề cốt lõi nào?
  • Điều gì trong nội dung đó gây ngạc nhiên cho độc giả?

Cuối cùng, chỉnh sửa câu văn dựa trên những điểm sáng của bài viết nháp đó.

Bây giờ là quy trình 5 bước sửa đổi bản nháp đầu tiên:

Bước 1: Xác định lại ý tưởng chủ đạo

Hãy trả lời những câu hỏi sau đây để xác định lại ý tưởng chính cho bài viết:

  • Ý tưởng chính của bạn có giải quyết một vấn đề nào cho độc giả không?
  • Độc giả nhận được lợi ích gì không?
  • Bạn mong đợi người đọc thực hiện hành động nào cụ thể?
  • Lý do lớn nhất nào giúp bạn thuyết phục người đọc thực hiện hành động đó?
  • Tại sao bài viết này lại quan trọng đối với bạn?
  • Điều gì gây ngạc nhiên nhất, thú vị nhất trong bản nháp này?
  • Điều gì hấp dẫn nhất trong phần nội dung này?

Ý tưởng chính nên tập trung vào một vấn đề mà độc giả đang đau khổ hoặc một mục tiêu mà họ muốn đạt được.

Bước 2: Định hình rõ nội dung

Hành trình của người đọc trên nội dung phụ thuộc vào thứ tự hợp lý của các đoạn văn.

Do đó, bạn cần đánh giá xem những đoạn văn nào là chính? Những phần nào bị thừa? Bạn có bị thiếu bằng chứng xác thực nào không?

Nếu nội dung của bạn là một mớ hỗn độn, lộn xộn thì hãy quay lại xác định thông điệp chính của bài viết và chỉnh sửa lại dàn ý dựa trên thông điệp chính đó. Tiếp đến, hãy xem lại những đoạn nào bạn cần viết và đoạn nào bạn cần bổ sung thêm ý tưởng.

Nếu bạn thấy các đoạn văn bị thừa, thì bạn có thể bôi màu đánh dấu chứ đừng xóa chúng đi vì có thể sau này bạn sẽ sử dụng lại trong một phần khác.

Bước 3: Bổ sung thêm nội dung chất lượng

Bạn phải hiểu rằng, bản nháp đầu tiên thường dài, chứa nhiều nội dung thừa thãi. Do đó, trong hai bước sửa đổi đầu tiên có thể bạn đã lược bớt những nội dung khó hiểu để tập trung vào ý tưởng chính của bài viết. 

Ở bước 3 này, bạn có thể phát triển thêm ý tưởng nếu cần. Bạn hãy mạnh dạn thêm nội dung để làm rõ và đưa ra những minh họa chứng minh cho thông điệp của mình nhằm tăng sức thuyết phục độc giả, đó có thể là: các ví dụ, các nghiên cứu của một tổ chức nào đó, hoặc các trích dẫn từ cơ quan chức năng. Đối với bài viết bán hàng thì nội dung có thể là chi tiết cụ thể về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hoặc những lời chứng thực giải thích cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đã thay đổi cuộc sống của khách hàng.

Nhớ rằng, hãy tạo ra sự độc đáo cho nội dung bài viết ở ngay bước này bằng cách thêm các ví dụ, các phép ẩn dụ hoặc chia sẻ câu chuyện mà chỉ bạn mới có thể kể.

Bước 4: Chỉnh sửa câu văn

Đây là bước giúp bạn thắt chặt câu văn, tạo ra sự trải nghiệm đọc mượt mà và thú vị. Từ đó làm cho lời nói của bạn có trọng lượng hơn và đảm bảo rằng bạn sẽ truyền đi một thông điệp của mình với độ chính xác xuyên suốt.

Bạn nên thực hiện chỉnh sửa theo những tiêu chí sau:

  • Giảm độ dài câu văn bằng cách rút gọn và cắt ngắn câu dài thành 2 hoặc 3 câu ngắn.
  • Thay thế các từ yếu bằng từ mạnh hơn.
  • Sử dụng từ cảm xúc để kết nối với độc giả.
  • Loại bỏ những từ yếu, từ thừa, từ không cần thiết.
  • Đọc to nội dung của bạn để tạo nhịp điệu.
  • Sử dụng từ chuyển tiếp để tạo sự mượt mà.

Bước 5: Hiệu chỉnh lần cuối

Sau khi hoàn thành bước 4, thì bước 5 này được sử dụng để kiểm tra lỗi chính tả. 

Bạn làm như sau:

  • Đọc ngược bài viết của bạn từ cuối lên (đọc to rõ ràng) – cách này là tốt nhất để bạn phát hiện lỗi chính tả.
  • Nếu bạn viết trong word có thể sử dụng trình kiểm tra lỗi chính tả.
  • Hãy nhờ người khác đọc lại bài viết của bạn 1 lần trước khi xuất bản.

Làm thế nào để tối ưu hóa thời gian sửa đổi?

Đôi khi bạn cảm thấy mất quá nhiều thời gian để chỉnh sửa một bản nháp. Bạn mất kiên nhẫn. Nhưng may mắn là bạn có thể rút ngắn thời gian chỉnh sửa bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Nội dung bài viết có lan man không?

Tập trung vào thông điệp chính bạn muốn truyền đạt và  mạnh dạn cắt bỏ những câu không hướng đến mục tiêu đó của bạn.

  • Bài viết có quá ngắn không?

Tìm cách thêm nhiều nội dung hơn. Chẳng hạn thêm các ví dụ, các trích dẫn, các câu chuyện nhỏ (bạn sẽ thấy trong noidunglavua.com tôi thường xuyên làm việc này).

  • Câu văn của bạn quá dài không?

Hãy rút ngắn câu theo hướng dẫn sau (https://noidunglavua.com/rut-gon-cau/).

  • Bạn có sử dụng quá nhiều từ sáo rỗng?

Tập trung vào lựa chọn những từ có nghĩa.

  • Có nhiều lỗi chính tả không?