Phần lớn mọi người đều tuân theo một quy trình viết: lập dàn ý, viết bản nháp đầu tiên, chỉnh sửa và xuất bản. Nhưng mỗi người khác nhau sẽ phù hợp với một quy trình riêng của họ. Nên không tồn tại một quy trình hoàn hảo nào dành cho tất cả, những gì hiệu quả với người này nhưng không chắc là sẽ hiệu quả với những người khác.
Do đó, tôi sẽ giới thiệu đến bạn 2 quy trình viết thường được sử dụng, bạn hoàn toàn có thể thay đổi linh hoạt giữa 2 quy trình này trong quá trình viết bài.
Lập dàn ý trước khi viết
Lập kế hoạch thường là cách dễ nhất để tạo ra nội dung hấp dẫn độc giả. Một dàn ý tốt đơn giản chỉ là một danh sách ngắn các câu hỏi mà bạn muốn trả lời. Đó là danh sách các bước mà người đọc của bạn phải thực hiện để giải quyết vấn đề họ gặp phải hoặc danh sách chi tiết các lập luận tại sao người đọc nên thực hiện theo lời khuyên của bạn.
Quy trình như sau:
Quy trình lập dàn ý trước khi viết thường hiệu quả khi bạn đã có đủ các thông tin trước đó. Việc duy nhất lúc này bạn cần làm chỉ là lựa chọn từ ngữ và xây dựng nhịp điệu cho bài viết đó.
Đặc biệt là khi lập dàn ý, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian vì bạn đã biết trước những gì mình sẽ đưa vào bài viết và những gì bạn sẽ bỏ qua.
Tuy nhiên, đôi khi trong quá trình bạn viết, bạn bất chợt nảy sinh một ý tưởng hay ho nào đó cần bổ sung. Lúc đó bạn cũng có thể chuyển sang chế độ viết tự do mà không theo dàn ý trước đó.
Viết tự do
Khi viết tự do, bạn bắt đầu bài viết mà không biết nội dung của bạn sẽ kết thúc ở đâu. Bạn cứ phát triển bài viết theo mạch cảm xúc của mình.
Quá trình này thường hoạt động như sau:
Viết tự do sẽ thúc đẩy sự sáng tạo không giới hạn. Lý do là vì bạn không có kế hoạch xác định từ trước, bạn có thể nảy ra những ý tưởng mới, đột phá trong quá trình viết bài. Mặt khác, viết tự do cũng là cách giúp bạn vượt qua những rào cản về tâm lý. Bằng cách viết trôi chảy mà không để ý đến chất lượng bài viết, bạn sẽ nhanh chóng khám phá ra giọng nói của mình và viết với nhiều năng lượng tích cực hơn.
Do đó, khi bạn cảm thấy khó khăn với việc viết một phần nào đó theo dàn ý, bạn có thể chuyển sang chế độ viết tự do bằng cách bắt đầu với một ý tưởng bất kỳ nào đó mà bạn nghĩ ra. Và thông thường, sau một hoặc hai đoạn văn, bạn sẽ dễ dàng quay trở lại với dàn ý định sẵn của mình và hoàn thành bản nháp.
Chỉnh sửa bài viết như thế nào là tốt nhất
Có 2 phương pháp chỉnh sửa cho bài viết đó là: trong khi viết bài hoặc sau khi hoàn thành bài viết.
Hầu hết chúng ta bắt đầu chỉnh sửa bài viết sau khi hoàn thành bản nháp đầu tiên. Chính xác thì đây thường là cách viết nhanh nhất. Nó hoàn toàn phù hợp với người chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa biết rõ điểm đến của bài viết là gì. Bởi vì, nếu chỉnh sửa trong khi viết bạn có thể phải xóa đi những câu bạn vừa mới chỉnh sửa trước đó.
Một vấn đề khác khi vừa viết vừa chỉnh sửa là bạn sẽ đánh mất mạch văn và rất khó để tái tạo lại suy nghĩ của bạn theo luồng suy nghĩ cũ.
Tuy nhiên, nếu bạn là một người có kinh nghiệm viết, đã biết rõ cấu trúc nội dung của mình và có điểm đến cho bài viết của mình, thì việc chỉnh sửa trong khi viết là rất tốt. Việc chỉnh sửa lúc này có thể giúp bạn hoàn thành bài viết nhanh hơn, năng suất viết cao hơn mà vẫn làm sắc nét các ý tưởng trong bài viết của mình.
Ngoài ra, khi mạch viết của bạn bị nghẽn, không phát triển thêm được ý tưởng nào thì bạn có thể áp dụng quy trình chỉnh sửa sau:
Bạn có thể nghe ở đâu đó lời khuyên nên viết và chỉnh sửa theo một quy trình cụ thể. Nhưng thực tế thì mỗi người là khác nhau nên những gì phù hợp với người này chưa chắc hiệu quả và phù hợp với người kia. Do đó, lời khuyên của tôi là bạn nên linh hoạt áp dụng cả 3 phương pháp chỉnh sửa:
1. Nếu bạn đã biết rõ thông tin những gì cần đưa vào nội dung thì nên áp dụng phương pháp chỉnh sửa sau khi hoàn thành bài viết.
2. Nếu bạn đang trên hành trình sáng tạo nội dung mà chưa biết điểm đến thì hãy áp dụng phương pháp vừa viết vừa chỉnh sửa.
3. Nếu trong suốt hành trình viết, bạn gặp bế tắc về ý tưởng tiếp theo thì hãy quay trở lại đầu bài viết, đọc lại và bắt đầu chỉnh sửa.
Tóm lại, đừng tuân theo một quy tắc cứng nhắc nào cả mà hãy linh hoạt trong việc phác thảo, viết tự do và chỉnh sửa để giúp bạn có năng lượng tích cực nhất trong khi sáng tạo nội dung.