Khi nhìn vào những người khác bạn tự hỏi: Tại sao họ lại tự tin đến vậy? Tại sao họ có thể chia sẻ những quan điểm của mình trên blog mà không hề sợ hãi? Tại sao họ dũng cảm tung ra những cuốn sách, ebook một cách đầy tự tin như vậy?
Và bạn tự hỏi tại sao mình không thể làm giống họ… phải không?
Sự thật là chúng ta thường không nhìn thấy nỗi sợ hãi của người khác. Vì khi nhìn từ bên ngoài là một vẻ hào nhoáng và họ có thể trông rất tự tin. Nhưng tiềm thức họ vẫn tồn tại một nỗi sợ hãi nào đó. Và điểm mấu chốt ở đây chính là họ đã học được cách VIẾT BẤT CHẤP NỖI SỢ HÃI trong bản thân họ.
Bạn cần nhớ điều này, sợ hãi không phải là dấu hiệu cho thấy bạn là một người không thể viết tốt. Ngược lại, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang làm một điều gì đó mới mẻ và thú vị. Bởi vì viết là quá trình sáng tạo cái mới và xuất bản nó để người khác đánh giá. Do đó, tiềm thức của bạn tự động xuất hiện nỗi sợ hãi.
Vì thế, bạn không cần phải chiến đấu lại nỗi sợ hãi của mình mà hãy học cách quản lý nó.
Khi viết, hầu hết nỗi sợ hãi sẽ thuộc về hai loại:
Vì thế, để viết tốt bạn phải học cách sống chung cùng nỗi sợ hãi của bản thân mình. Bạn phải lấy hết can đảm để tiến về phía trước bất chấp nỗi sợ hãi đó.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể xây dựng lòng can đảm để đối mặt với nỗi sợ hãi viết?
Rất đơn giản là bạn hãy sử dụng nguyên tắc “chia để trị” nhằm nuôi dưỡng thói quen viết và tự tạo động lực cho bản thân mình. Hãy kết hợp các bước nhỏ với những cam kết cụ thể, khi đó “chia để trị” sẽ trở thành một chiến thuật mạnh mẽ để vượt qua nỗi sợ hãi, vượt qua sự trì hoãn và tránh lãng phí thời gian.
Và ngay khi bắt đầu một bài viết mới: