Bạn cảm thấy mình có quá nhiều việc phải làm? Bạn luôn vi phạm cam kết hoàn thành mục tiêu viết?
Đó là lý do bạn cần học:
Cách tạo năng suất viết bài
Hãy tưởng tượng cách một dây chuyền lắp ráp ô tô hoạt động. Từng bộ phận bánh, gương, cánh cửa, … được ghép nối và rất nhanh chóng chiếc ô tô được hoàn thành mà vẫn đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Viết bài cũng vậy, bạn cần sử dụng kỹ thuật sản xuất dây chuyền để chuyên nghiệp hóa quá trình viết, bạn hãy tạo ra:
Hãy nhớ, cách nhanh nhất để hoàn thành bài viết là lập ra một ý tưởng, tạo dàn ý, viết bản nháp thô, cuối cùng là chỉnh sửa. Đó là quá trình lắp ráp công nghiệp hóa bài viết của bạn, làm theo khuôn mẫu định sẵn thì từng mục tiêu viết của bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành.
Bạn có nhận ra ebook này cũng theo một khuôn mẫu nhất định không?
Mở đầu mỗi phần tôi nêu ra vấn đề và thử thách chúng ta gặp phải trong quá trình viết. Sau đó là các giải pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề đó. Như vậy, một khuôn mẫu chung gắn với tư duy tích cực sẽ giúp bạn viết nhanh hơn, hiệu quả hơn nhưng không nhàm chán, bạn luôn học được một điều gì đó mới mẻ ngay khi viết bài. Kết quả là bài viết của bạn luôn tươi mới và gây được sự chú ý tò mò từ độc giả.
Nếu bạn là một người chuyên viết bài cho các doanh nghiệp thì chắc chắn bạn rất bận rộn. Vì thế, bạn thường cảm thấy mình không có sự sáng tạo trong quá trình viết, bạn cảm thấy bồn chồn và kháng cự lại quá trình viết trong tâm trí. Bạn dường như kiệt sức và mất cảm hứng viết.
Đừng lo lắng. Bởi khi điều đó xảy ra bạn hãy làm như sau:
Đây là cách tôi thường làm để làm sống lại mạch viết của mình khi cảm thấy tâm trí đang kiệt sức.
Cách hoàn thành dự án lớn
Giả sử bạn đặt ra mục tiêu hoàn thành 30 bài viết trong 1.5 tháng. Mỗi bài viết ít nhất 3000 từ, thì ở đó bạn cần một nỗ lực rất lớn từ bản thân.
Bây giờ hãy nhớ lại thời sinh viên. Sát ngày thi, bạn dốc sức học xuyên đêm. Và kết quả thành tích chúng ta chỉ là qua môn.
Bạn đừng áp dụng tư duy đó cho những dự án lớn của mình. Bởi nó kìm hãm sự sáng tạo và làm bạn mệt mỏi cũng như giảm năng suất làm việc.
Sau đây là 2 cách bạn có thể lập kế hoạch cho dự án viết của mình hướng đến mục tiêu đủ tốt.
Đặt thời hạn cho từng công việc nhỏ
Hãy chia nhỏ dự án thành nhiều phần, sau đó đặt thời hạn cho từng công việc nhỏ và hoàn thành nó trước thời hạn đặt ra 1 hoặc 2 ngày. Sau đây là lịch trình cho bạn hoàn thành 30 bài viết trong 1,5 tháng:
Như vậy, cách phân bổ thời gian như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm và quá trình viết của bạn. Vì một số người dành ít thời gian cho bản nháp đầu tiên, còn người khác lại dành nhiều thời gian hơn cho quá trình chỉnh sửa và hoàn thành bài viết cuối cùng.
Nếu bạn là một người viết mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong dự án lớn thì hãy áp dụng nguyên tắc “đủ tốt” – hoàn thành hơn hoàn hảo và nguyên tắc tập trung mỗi thời điểm chỉ làm một công việc tốt nhất.
Hãy tự hỏi tôi có thể hoàn thành điều gì trong khe thời gian này? Đó có thể là câu mở đầu hay một ý tưởng nào đó về phần kết hoặc một mô tả về sản phẩm?
Phương pháp chia nhỏ thời gian của một dự án lớn thường phù hợp khi bạn đang làm dự án cho khách hàng, hoặc hợp đồng viết sách cho một nhà xuất bản nào đó.
Nhưng nếu bạn cảm thấy cách tiếp cận chia nhỏ dự án là khó khăn thì cách tiếp theo sẽ phù hợp hơn với bạn
Cài đặt thời hạn hoàn thành dự án
Muốn sử dụng phương pháp này bạn phải áp dụng tốt cách chia khe thời gian theo từng ngày làm việc. Bạn có thể không cảm thấy áp lực về thời hạn phải hoàn thành bản nháp đầu tiên trong một ngày nhưng bạn thường xuyên phải kiểm soát công việc của mình trong nhật ký làm việc.
Phương pháp này phù hợp nhất khi bạn nhận nhiều dự án cùng một lúc hoặc khi bạn tự thực hiện dự án của riêng mình.
Tuy nhiên rủi ro ở đây có thể là bạn sẽ biến dự án của mình kéo dài đến vô tận và không bao giờ hoàn thành nó. Để giảm thiểu rủi ro thì bạn hãy đặt mục tiêu hàng tuần thay vì hàng ngày, mỗi tuần bạn cần đạt được kết quả gì hoặc mỗi tuần bạn sẽ tập trung hoàn toàn vào quá trình làm việc của bạn trong bao nhiêu giờ.
Những hãy nhớ rằng cho dù tiếp cận theo phương pháp nào thì bạn hãy loại bỏ tâm lý cầu toàn. Thay vào đó áp dụng nguyên tắc “đủ tốt” – hoàn thành hơn hoàn hảo, thì bạn mới có thể kết thúc dự án của mình đúng thời hạn.