1. Làm thế nào để hình thành thói quen viết
Sáng tạo nội dung là công việc thể hiện sự không chắc chắn. Nhưng khi bạn tập trung và bớt lo lắng về kết quả thì quá trình sáng tạo của bạn sẽ tuyệt vời hơn, hiệu quả hơn và bài viết của bạn sẽ đúng tâm lý khách hàng hơn.
Và điều kỳ diệu chỉ thực sự xảy ra khi bạn hình thành MỘT THÓI QUEN VIẾT phù hợp với TƯ DUY ĐÚNG.
Khi hình thành một thói quen tốt thì viết sẽ trở thành một hành động tự động. Bạn không cần phải cố gắng để đưa ra quyết định có ngồi vào bàn làm việc để viết hay không. Điều này giúp bạn tiết kiệm năng lượng và một tâm trí thoải mái khi bắt đầu đông việc của mình.
Một nghiên cứu cho thấy, khoảng 40% hành động hàng ngày của chúng ta là thực hiện theo thói quen, chúng ta không cần phải nỗ lực để ra quyết định. Do đó, để hình thành nên thói quen viết thì chúng ra có một số phương pháp sau:
Khi thói quen được hình thành, việc viết giống như chúng ta đánh răng hàng ngày. Tôi viết, một số người thường chờ đợi cảm hứng xuất hiện rồi mới bắt đầu viết. Nhưng hãy nhớ rằng một kết quả tốt chỉ đến khi bạn làm việc chăm chỉ. Do đó, đừng làm việc theo cảm hứng mà hãy nuôi dưỡng thói quen viết lách, làm việc chăm chỉ và điều kỳ diệu sẽ xảy ra.
2. Tạo động lực viết
Có bao giờ bạn mong muốn tạo một blog cho riêng mình ? Bạn đã mua tên miền. Bạn đã mua hosting. Bạn đã tưởng tượng rõ ràng về blog của bạn sẽ như thế nào? sử dụng giao diện gì ? Bạn đã nghĩ về những khán giả mơ ước của mình… nhưng doanh nghiệp online đó không bao giờ được bắt đầu.
Vâng. Rất nhiều người trong chúng ta không giữ được sự quyết tâm của mình.
Khi xuất hiện ý tưởng, chúng ta có quyết tâm rất lớn, một động lực mạnh mẽ được hình thành nhưng ngay khi bắt đầu bạn sẽ gặp một vài trở ngại nhỏ: có thể là bạn bị bí ý tưởng, có thể bạn gặp một vài trục trặc về kỹ thuật,… Cuối cùng, động lực suy yếu và dự án của chúng ta dừng lại. Một sự thất bại không đáng có.
Nhưng nếu bạn đã có một thói quen viết thì khi đó dự án của bạn vẫn tiếp tục cho dù bạn phải thức dậy sớm hay bạn đang có tâm trạng như thế nào thì bạn vẫn viết bởi vì bạn đã quen với công việc đó. Bạn viết vì nó trở thành một phần tự nhiên trong ngày của bạn.
Như vậy, để tạo động lực cho các dự án viết thì bạn cần:
Hình thành thói quen nhỏ để viết nhiều hơn
Điều này có nghĩa là bạn chia nhỏ mục tiêu lớn thành từng bước nhỏ và hoàn thành nó theo từng ngày.
Có 2 cách để hình thành thói quen nhỏ:
Ví dụ để hoàn thành ebook 100 trang thì chúng ta có thể viết 2 trang mỗi tối để hoàn thành ebook trong 50 ngày. Hoặc bạn cũng có thể dành ra 1 tiếng mỗi ngày để hoàn thành ebook đó. Hay bạn viết 300 từ/ngày hoặc 1000 từ/ngày cũng là một phương án khả thi.
Nhớ rằng, khi thói quen viết đã hoàn thành theo từng mục tiêu nhỏ rồi thì bạn hãy nâng cấp mục tiêu của mình lên để tăng hiệu suất làm việc.
Thói quen viết dễ dàng hình thành hơn nếu bạn thực hiện nó theo ngày hơn là theo tuần. Và chìa khóa ở đây là bạn cần đặt mục tiêu nhỏ có khả năng hoàn thành. Vì khi đó bạn ít trì hoãn công việc đến ngày mai.
3. Sử dụng thời gian hợp lý
Đã bao giờ bạn ước mình có nhiều thời gian hơn mỗi ngày để xuất bản nhiều bài viết hơn ?
Tôi cũng từng như vậy.
Nhưng tôi phát hiện ra rằng, không phải tôi không đủ thời gian để làm việc mà do tôi chưa phân phối công việc của mình hợp lý để hoàn thành nó thật tốt. Thay vì chỉ tập trung vào một việc cụ thể và cố gắng làm tốt nhất có thể thì tôi lại làm quá nhiều việc cùng một lúc. Vì thế, nhiều lúc công việc của tôi đã không thực sự hiệu quả.
Vậy làm thế nào để có thời gian viết bài mới. Viết ebook. Xây dựng khóa học. Xây dựng các kênh Marketing online trên facebook, youtube, postcast.
Có thể bạn khác tôi nhưng đa số chúng ra đều phải tìm cách sử dụng thời gian hợp lý. Và ngay sau đây, tôi sẽ chia sẻ 3 cách tìm ra KHE THỜI GIAN đủ lớn để bạn sẵn sàng ngồi vào bàn làm việc.
Cố định một khoảng thời gian nhất định
Là một blogger, ngoài việc viết lách thì chúng ta luôn có rất nhiều việc khác cần làm. Vì vậy, hãy sử dụng nhật ký để ghi ra danh sách những việc bạn cần hoàn thành trong một ngày.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, bạn cần đánh dấu đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất, đâu là nhiệm vụ ít quan trọng nhất đối với bạn. Sắp xếp chúng với thứ tự ưu tiên từ thấp đến cao. Cuối cùng, hãy đặt một khoảng thời gian nhất định cho từng việc cần làm đó và thực hiện theo thứ tự việc quan trọng nhất làm trước, việc ít quan trọng làm sau.
Bạn hãy trả lời những câu hỏi sau và liệt kê những công việc của bạn vào trong nhật ký làm việc:
Ví dụ: ngoài những công việc hàng ngày thì khi xây dựng khóa học “ Cứ viết đi đừng sợ” tôi cần sắp xếp lịch làm việc cá nhân như sau:
Vì tôi làm việc online toàn thời gian nên tôi lấy khe thời gian là 1 tiếng đồng hồ. Và thời gian biểu công việc tôi sẽ lập theo từng ngày làm việc của mình, tôi sẽ điều chỉnh sao cho nó phù hợp nhất cho ngày hôm đó.
Nếu làm việc bán thời gian thì bạn cũng có thể xây dựng cho mình một lịch làm việc phù hợp với bản thân mình. Mỗi khe thời gian có thể là 1 giờ, 30 phút hoặc 20 phút, miễn sao khoảng thời gian đó bạn phải thực sự tập trung vào công việc của mình. (Làm thế nào để giữ được sự tập trung thì bạn có thể xem lại Phần I trong ebook này).
Khi sử dụng nhật ký làm việc, chú ý là ngay cả khi công việc thứ nhất chưa hoàn thành nhưng hết thời gian thì bạn hãy tạm gác lại để chuyển sang công việc tiếp theo như thời gian đã định. Vì điều này chính là chìa khóa để giúp bạn hình thành nên một thói quen không trì hoãn.
4. Kích hoạt chế độ viết
Vượt qua sự trì hoãn và kích hoạt chế độ viết sẽ dần hình thành nên thói quen viết tốt cho bạn.
Một thói quen viết tốt khiến bạn không cần phải bấu víu vào cảm hứng viết. Vì đôi khi tìm kiếm cảm hứng viết là nhiệm vụ khó khăn. Giả sử bạn không có cảm hứng viết thì tất nhiên bạn sẽ không ngồi vào bàn làm việc và khi đó sự trì hoãn dần trở thành thói quen của bạn. Tất nhiên, bạn không bao giờ hoàn thành công việc của mình cùng sự trì hoãn đó.
Vậy làm thế nào kích hoạt chế độ viết ngay cả khi bạn không có cảm hứng viết ?
Sử dụng các nghi thức kích hoạt chế độ viết
Trước khi bắt đầu một trận đấu bóng đá, rất nhiều cầu thủ đã tự kích hoạt chế độ sẵn sàng chiến đấu cho mình với những cách khác nhau: có cầu thủ thì làm dấu cây thánh giá rồi chỉ tay lên trời. Nhưng có cầu thủ lại chống tay xuống mặt sân hít đất 5 – 7 lần. Mỗi cầu thủ có một chỉ dấu kích hoạt riêng.
Công việc viết cũng vậy, vô cùng hiệu quả khi áp dụng phương pháp này. Và chìa khóa để giúp bạn có thể viết thường xuyên hơn chính là: đặt ra một mục tiêu nằm ngoài vùng an toàn một chút. Cam kết một thời gian viết cụ thể (ghi trong nhật ký làm việc) và sử dụng một chế độ kích hoạt sẵn sàng chiến đấu.
Hàng ngày tôi kích hoạt chế độ viết của mình như sau: sau khi ăn sáng, tôi ghi lên bảng(thay vì nhật ký làm việc) những việc phải hoàn thành trong ngày. Sau đó, pha một ly trà ấm, quay lại bàn làm việc bật máy tính, mở bài cần viết, đặt thời gian đồng hồ POMODORO khoảng 5 phút. Tiếp đến là tôi nói to câu “ TÔI PHẢI VIẾT BÀI NÀY NGAY BÂY GIỜ” 10 lần. Và sau khi đồng hồ kêu, tôi bắt đầu viết.
Như vậy là một chuỗi những hành động liên tiếp đó tạo cho tôi một thói quen viết. Tiếng chuông kích hoạt não vào trạng thái sẵn sàng viết bài.
Chỉ dấu kích hoạt giúp cho não tập trung cao độ, tăng cường sự tự tin và tạo một động lực mạnh mẽ cho bạn. Vì thế, bạn có thể tự xây dựng một quy trình đơn giản để kích hoạt chế độ viết cho riêng mình. Theo thời gian, trí não của bạn tự động hình thành thói quen chuyển sang chế độ viết ngay khi chỉ dấu viết của bạn xuất hiện.
Chuẩn bị sẵn sàng tâm trạng tích cực cho ngày mới
Ngoài cách tạo chỉ dấu để kích hoạt chế độ viết, bạn có thể khởi động một tâm trạng háo hức viết cho ngày hôm sau bằng cách:
Trên đây là 2 cách đơn giản để bạn cài đặt chế độ viết cho mình. Hãy áp dụng nó từng ngày để hình thành thói quen viết cho bản thân.
5. Giữ cho não bộ luôn ở chế độ hoạt động tốt nhất
Bạn đã biết cách kích hoạt chế độ sẵn sàng viết bài. Bạn đã lên lịch sẵn sàng cho bài viết ngày hôm sau. Bạn đã liệt kê ra hàng loạt các ý tưởng sẽ triển khai cho bài viết của mình.
Nhưng khi ngồi vào bàn làm việc, bạn thấy mệt mỏi và khó tập trung.
Vậy phải làm sao ?
Nếu như trong sản xuất sản phẩm thì tối ưu hóa quy trình sẽ tối ưu hóa sản lượng đầu ra. Vậy thì trong việc viết, tối ưu hóa năng lượng tinh thần sẽ tối ưu hóa sản lượng và năng suất sáng tạo của bạn.
Dưới đây là cách bạn tối ưu hóa năng lượng tinh thần để giữ cho bộ não của bạn luôn ở chế độ hoạt động tốt nhất. Từ đó, bạn có thể suy nghĩ tốt hơn và sản xuất nội dung nhanh hơn.
Nghỉ ngơi hợp lý
Tất nhiên rồi. Một bộ não khỏe mạnh và thông tuệ sẽ giúp bạn sáng tạo hơn, nhất là những người làm công việc viết lách như chúng ra thì nó lại càng quan trọng hơn. Phải khẳng định rằng một giấc ngủ đủ là cách tốt nhất giúp bạn minh mẫn để tạo ra bài viết chất lượng.
Thường thì chúng ta bị hối thúc bởi thời hạn do mình hoặc khách hàng đặt ra. Bạn thường xuyên thức khuya, dẫn đến tinh thần căng thẳng và giảm sức sáng tạo.
Sự chăm chỉ, thể lực tốt và kiên trì tạo nên thành công trong viết lách. Bạn đang nghĩ thế, phải không ?
Sự thật thì những điều này làm bạn kiệt sức và thiếu ngủ dường như trở thành việc bình thường đối với chúng ta. Tuy bạn và tôi biết rằng giấc ngủ là quan trọng, nhưng thường chúng ta chỉ ngủ vì làm việc quá mệt mỏi. Khi đó, ngủ giống như một việc mà bạn bắt buộc phải làm.
Nếu lịch trình của bạn đang như vậy thì hãy dừng lại. Ngay lập tức.
Bởi vì ngay cả khi chúng ta ngủ thì bộ não chúng ra vẫn đang tích cực xử lý các ý tưởng và kinh nghiệm trong ngày. Sau một giấc ngủ đủ, bạn sẽ thức dậy với một ý tưởng tuyệt vời cho một tiêu đề bài viết. Hoặc một bài viết lộn xộn ngày hôm trước sẽ trở nên rõ ràng và mạch lạc vào ngày hôm sau với trí não thông tuệ. Bạn sẽ cấu trúc lại bài viết rõ ràng và liên kết chặt chẽ giữa các phần với nhau hơn.
Do đó, hãy ngủ sớm hơn và dậy sớm hơn bình thường. Buổi sáng sớm là lúc trạng thái năng lượng đỉnh cao và sáng tạo nhất. Vì thế, thay vì dậy muộn như mọi ngày bạn hãy ngủ sớm hơn 1 tiếng và dậy sớm hơn 1 tiếng.
Tôi luôn thấy thực sự hiệu quả nếu tôi bắt đầu viết những bản nháp đầu tiên vào buổi sáng sớm, hoặc sửa lại những bài viết từ ngày hôm trước. Nhưng mỗi chúng ta có nhịp sinh học khác nhau nên không có một thời khóa biểu hoàn hảo nào phù hợp với tất cả. Bạn hãy dựa vào nhật ký làm việc mà tôi đã hướng dẫn bạn ở PHẦN I để tạo thời gian nghỉ ngơi và một giấc ngủ đủ cho mình.
Áp dụng kỹ thuật Pomodoro
Nghiên cứu cho thấy, nếu bạn làm việc liên tục không ngừng nghỉ trong vài giờ liên tục sẽ làm giảm khả năng sáng tạo và hiệu suất công việc.
Hãy sử dụng kỹ thuật Pomodoro nghỉ giải lao thường xuyên để duy trì năng suất lao động và khả năng sáng tạo của bạn:
Kỹ thuật Pomodoro ngoài khả năng kích hoạt chế độ viết còn hình thành thói quen và tăng cường hiệu suất làm việc của bạn. Đôi khi bạn nhìn vào đồng hồ Pomodoro thấy chỉ còn vài phút là kết thúc phiên làm việc thì bản năng sẽ kích thích bạn cố gắng nhiều hơn, tập trung hơn vào công việc của mình. Khi đó, bạn nhận thức rõ sự trôi đi của thời gian nên đây cũng là cách thúc đẩy bạn vượt qua sự trì hoãn của mình.
Với kỹ thuật Pomodoro, bạn có thể hoàn thành xuất sắc bài viết ngay cả khi đang ở trạng thái năng lượng thấp và ko hứng thú với việc viết.
6. Đạt được mục tiêu viết
Bạn cảm thấy mình có quá nhiều việc phải làm ? Bạn luôn vi phạm cam kết hoàn thành mục tiêu viết ?
Đó là lý do bạn cần học:
Cách tạo năng suất viết bài
Hãy tưởng tượng cách một dây chuyền lắp ráp ô tô hoạt động. Từng bộ phận bánh, gương, cánh cửa,… được ghép nối và rất nhanh chóng chiếc ô tô được hoàn thành mà vẫn đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Viết bài cũng vậy, bạn cần sử dụng kỹ thuật sản xuất dây chuyền để chuyên nghiệp hóa quá trình viết, bạn hãy tạo ra:
Hãy nhớ, cách nhanh nhất để hoàn thành bài viết là lập ra một ý tưởng, tạo dàn ý, viết bản nháp thô, cuối cùng là chỉnh sửa. Đó là quá trình lắp ráp công nghiệp hóa bài viết của bạn, làm theo khuôn mẫu định sẵn thì từng mục tiêu viết của bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành.
Bạn có nhận ra ebook này cũng theo một khuôn mẫu nhất định không ?
Mở đầu mỗi phần tôi nêu ra vấn đề và thử thách chúng ta gặp phải trong quá trình viết. Sau đó là các giải pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề đó. Như vậy, một khuôn mẫu chung gắn với tư duy tích cực sẽ giúp bạn viết nhanh hơn, hiệu quả hơn nhưng không nhàm chán, bạn luôn học được một điều gì đó mới mẻ ngay khi viết bài. Kết quả là bài viết của bạn luôn tươi mới và gây được sự chú ý tò mò từ độc giả.
Nếu bạn là một người chuyên viết bài cho các doanh nghiệp thì chắc chắn bạn rất bận rộn. Vì thế, bạn thường cảm thấy mình không có sự sáng tạo trong quá trình viết, bạn cảm thấy bồn chồn và kháng cự lại quá trình viết trong tâm trí. Bạn dường như kiệt sức và mất cảm hứng viết.
Đừng lo lắng. Bởi khi điều đó xảy ra bạn hãy làm như sau:
Đây là cách tôi thường làm để làm sống lại mạch viết của mình khi cảm thấy tâm trí đang kiệt sức.
Cách hoàn thành dự án lớn
Giả sử bạn đặt ra mục tiêu hoàn thành 30 bài viết trong 1.5 tháng. Mỗi bài viết ít nhất 3000 từ, thì ở đó bạn cần một nỗ lực rất lớn từ bản thân.
Bây giờ hãy nhớ lại thời sinh viên. Sát ngày thi, bạn dốc sức học xuyên đêm. Và kết quả thành tích chúng ta chỉ là qua môn.
Bạn đừng áp dụng tư duy đó cho những dự án lớn của mình. Bởi nó kìm hãm sự sáng tạo và làm bạn mệt mỏi cũng như giảm năng suất làm việc.
Sau đây là 2 cách bạn có thể lập kế hoạch cho dự án viết của mình hướng đến mục tiêu đủ tốt.
Đặt thời hạn cho từng công việc nhỏ
Hãy chia nhỏ dự án thành nhiều phần, sau đó đặt thời hạn cho từng công việc nhỏ và hoàn thành nó trước thời hạn đặt ra 1 hoặc 2 ngày. Sau đây là lịch trình cho bạn hoàn thành 30 bài viết trong 1,5 tháng:
Như vậy, cách phân bổ thời gian như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm và quá trình viết của bạn. Vì một số người dành ít thời gian cho bản nháp đầu tiên, còn người khác lại dành nhiều thời gian hơn cho quá trình chỉnh sửa và hoàn thành bài viết cuối cùng.
Nếu bạn là một người viết mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong dự án lớn thì hãy áp dụng nguyên tắc “ đủ tốt” – hoàn thành hơn hoàn hảo và nguyên tắc tập trung mỗi thời điểm chỉ làm một công việc tốt nhất. Hãy tự hỏi tôi có thể hoàn thành điều gì trong khe thời gian này ? Đó có thể là câu mở đầu hay một ý tưởng nào đó về phần kết hoặc một mô tả về sản phẩm ?
Phương pháp chia nhỏ thời gian của một dự án lớn thường phù hợp khi bạn đang làm dự án cho khách hàng, hoặc hợp đồng viết sách cho một nhà xuất bản nào đó.
Nhưng nếu bạn cảm thấy cách tiếp cận chia nhỏ dự án là khó khăn thì cách tiếp theo sẽ phù hợp hơn với bạn.
Cài đặt thời hạn hoàn thành dự án
Muốn sử dụng phương pháp này bạn phải áp dụng tốt cách chia khe thời gian theo từng ngày làm việc. Bạn có thể không cảm thấy áp lực về thời hạn phải hoàn thành bản nháp đầu tiên trong một ngày nhưng bạn thường xuyên phải kiểm soát công việc của mình trong nhật ký làm việc.
Phương pháp này phù hợp nhất khi bạn nhận nhiều dự án cùng một lúc hoặc khi bạn tự thực hiện dự án của riêng mình.
Tuy nhiên rủi ro ở đây có thể là bạn sẽ biến dự án của mình kéo dài đến vô tận và không bao giờ hoàn thành nó. Để giảm thiểu rủi ro thì bạn hãy đặt mục tiêu hàng tuần thay vì hàng ngày, mỗi tuần bạn cần đạt được kết quả gì hoặc mỗi tuần bạn sẽ tập trung hoàn toàn vào quá trình làm việc của bạn trong bao nhiêu giờ.
Những hãy nhớ rằng cho dù tiếp cận theo phương pháp nào thì bạn hãy loại bỏ tâm lý cầu toàn. Thay vào đó áp dụng nguyên tắc “ đủ tốt” – hoàn thành hơn hoàn hảo, thì bạn mới có thể kết thúc dự án của mình đúng thời hạn.
7. Tăng tốc độ viết
Hiệu quả các dự án phụ thuộc vào tốc độ viết bài của bạn.
Vì vậy, nếu muốn tăng tốc độ viết thì bạn cần có một quy trình chuẩn mực, tôi làm nó như sau:
Kỹ thuật Pomodoro là chìa khóa cho quá trình tăng tốc viết của bạn. Bởi tiếng đồng hồ tích tắc buộc bạn phải làm việc hiệu quả, nó sẽ hình thành thói quen viết và sự tập trung cho não bộ. Từ đó, sự sáng tạo sẽ xuất hiện tự nhiên khi bạn viết.
Để tăng tốc viết bạn có thể sử dụng thêm quy tắc vượt ngưỡng
Tôi yêu chạy bộ, và mỗi ngày mới tôi cố gắng chạy xa hơn 300m so với ngày hôm trước.
Đó là vượt ngưỡng.
Bạn cũng có thể áp dụng nguyên tắc này vào bài viết của mình, mỗi ngày viết thêm 50 từ, 100 từ, hoặc 300 từ so với ngày hôm trước. Áp dụng nguyên tắc này bạn sẽ nhận thấy các bài viết nhanh chóng được hoàn thành mà không cần sự nỗ lực hay một kỷ luật khắt khe.